Australia và Việt Nam

là hai nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, cùng đối mặt với những thách thức chung trong khu vực và cùng chia sẻ khát vọng về một ngành điện bền vững, an toàn và công bằng, làm nền tảng cho sự thịnh vượng và tăng trưởng kinh tế.  

Ngành điện của hai quốc gia:

  • có chung nhiều vấn đề đã tồn tại từ lâu trong sản xuất và truyền tải năng lượng;  

  • được thiên nhiên ưu đãi với tiềm năng năng lượng tái tạo (NLTT) dồi dào và nằm trong số các quốc gia có tốc độ triển khai NLTT nhanh nhất trong khu vực; 

  • và đang thực hiện (hoặc gần đây đã thực hiện) các cải cách cơ cấu lớn đối với thị trường, cơ cấu quản trị và cơ sở hạ tầng, đây là nền tảng để ngành điện có thể tận dụng cơ hội mà quá trình chuyển dịch năng lượng bền vững mang lại.  

Tương lai
Ngành điện - Việt Nam
(FE-V)

Tương lai Ngành điện - Việt Nam (FE-V) là một chương trình khoa học tới chính sách, bao gồm các cuộc đối thoại nhằm vận dụng kinh nghiệm của Australia trong quá trình chuyển dịch năng lượng, nhằm hỗ trợ Việt Nam tìm kiếm các biện pháp can thiệp thiết thực và khả thi cho một hệ thống điện khử các-bon, đáng tin cậy và giá cả phải chăng

Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Australia và Việt Nam, Đại sứ quán Australia tại Hà Nội đã triển khai sáng kiến FE-V, tập hợp các chuyên gia Australia và Việt Nam cùng chia sẻ kinh nghiệm và phát triển các sản phẩm tri thức về các chủ đề ưu tiên liên quan đến sáu khía cạnh chính của ngành điện (phát điện, nhiên liệu, nhu cầu, lưới điện, thị trường và quy hoạch), với sự hỗ trợ và tham gia của Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (CEC) và các đơn vị chủ chốt trong ngành điện. 

Đối tác chiến lược

Đại sứ quán Australia
tại Việt Nam

FE-V được triển khai bởi Đối tác Cơ sở hạ tầng Australia (Australia’s Partnerships for Infrastructure - P4I), bao gồm Ernst & Young và Quỹ Châu Á (The Asia Foundation), cùng với Đại học Quốc gia Australia (Australian National University - ANU), Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (The Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation - CSIRO) và Công ty TNHH Liên danh Tài nguyên Môi trường và Hệ thống Năng lượng Australia-Mekong (The Australia - Mekong Partnership for Environmental Resources and Energy Systems - AMPERES).

Đối tác kỹ thuật

Hệ thống năng lượng Việt Nam là...

Xương sống cho quỹ đạo phát triển của quốc gia

Một thành phần thiết yếu để đạt được phúc lợi xã hội và thịnh vượng

Photo: VNA

Photo: Tú Uyên/thanhnien.vn

Đầu vào quan trọng cho nền kinh tế đang công nghiệp hóa nhanh chóng của Việt Nam

Photo: baochinhphu.vn

Tuy nhiên, ngành năng lượng cũng ngày càng góp phần gây ra...

các tác động tiêu cực tới môi trường

do sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch.

Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (NQ. 55) thiết lập một định hướng cho ngành điện trong bối cảnh tiến thoái lưỡng nan giữa đảm bảo các mục tiêu về an ninh năng lượng, khả năng chi trả điện bảo vệ khí hậu, môi trường

Việt Nam, nhận thức được mức độ dễ bị tổn thương cao trước biến đổi khí hậu, đã nâng cao tầm quan trọng của ứng phó với khí hậu thông qua các cam kết của mình trên trường quốc tế.

Đáp ứng các cam kết khí hậu này và duy trì động lực trong triển khai NLTT sẽ đòi hỏi sự chuyển dịch trong việc ưu tiên và phát triển ngành năng lượng Việt Nam.   

Dựa trên Đánh giá Finkel của Australia, FE-V khám phá những cách thức mà tình thế tiến thoái lưỡng nan về năng lượng của Việt Nam có thể lan rộng và gây khó khăn cho ba khía cạnh an ninh, khả năng chi trả và tính bền vững.

Thiết lập một mục tiêu môi trường rõ ràng cho sự phát triển của ngành năng lượng sẽ cung cấp cơ sở chính thức để đưa các cam kết phát thải ròng bằng 0 của Chính phủ vào hệ sinh thái năng động của các công cụ chính sách, quy định và quy hoạch.

Trong giai đoạn I, FE-V áp dụng cách tiếp cận hệ thống để đánh giá mục tiêu khử các-bon trong 05 khía cạnh của hệ thống điện Việt Nam.

Trong giai đoạn II, ngoài các chủ đề hiện có, FE-V tiếp tục khám phá các giải pháp thực tiễn để hỗ trợ việc triển khai PDP8 với cách tiếp cận toàn diện bằng cách bổ sung thêm ba chủ đề nghiên cứu

  • Khám phá tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam thông qua điện khí hóa phụ tải, hiệu quả năng lượng, triển khai các nguồn năng lượng phân tán (DER, ví dụ như năng lượng mặt trời trên mái nhà) và các can thiệp quản lý nhu cầu khác. Nghiên cứu cũng sẽ xem xét ý nghĩa của quá trình chuyển dịch năng lượng đối với khả năng chi trả và tính bền vững của biểu giá điện.

  • Khám phá tiềm năng của nhiên liệu hydrogen và khí tự nhiên trong việc hỗ trợ quá trình chuyển dịch năng lượng, như khả năng điều độ, ổn định của các nguồn Năng lượng tái tạo biến đổi (RE).

  • Khám phá các vấn đề hiện tại cũng như tương lai, liên quan đến với cơ sở hạ tầng truyền tải và phân phối (ví dụ: tắc nghẽn lưới điện, cắt giảm, vai trò của khu vực tư nhân, thay đổi địa lý của dòng điện), cũng như giới thiệu các ý tưởng và khả năng mới cho thiết kế mạng phân tán (như nhà máy điện ảo, lưới điện siêu nhỏ, hệ thống điện độc lập).

  • Khám phá tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam thông qua điện khí hóa phụ tải, hiệu quả năng lượng, triển khai các nguồn năng lượng phân tán (DER, ví dụ như năng lượng mặt trời trên mái nhà) và các can thiệp quản lý nhu cầu khác. Nghiên cứu cũng xem xét ý nghĩa của quá trình chuyển dịch năng lượng đối với khả năng chi trả và tính bền vững của biểu giá điện.

  • Khám phá tiến trình và sự phát triển của cải cách thị trường điện Việt Nam hướng tới một thị trường bán lẻ cạnh tranh. Nghiên cứu cũng xem xét các cơ chế và lựa chọn để đẩy nhanh sự phát triển của thị trường điện cạnh tranh, các vấn đề về quy định, thiết lập giá biểu giá, khả năng chi trả điện, hợp đồng mua bán điện, thị trường cạnh tranh cho tài sản dịch vụ điện và mở rộng ra ngoài thị trường năng lượng đơn nhất để bao gồm các thị trường cho các dịch vụ khác (ví dụ: dịch vụ phụ trợ hoặc công suất).

  • Rà soát quy trình lập kế hoạch phát triển điện lực hiện tại ở Việt Nam, đồng thời xác định mức độ phù hợp của quy trình này với mục đích cho các vấn đề mới xuất hiện – và ngày một cấp thiết – trong quá trình chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu sẽ xác định các cơ hội, giải pháp tiềm năng để cải thiện quy trình, điều chỉnh các yếu tố của quy trình quy hoạch hệ thống tích hợp (ISP) cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam - đặc biệt là các phương pháp tiếp cận quy hoạch không gian và kinh tế như Vùng năng lượng tái tạo (REZs).

  • Khám phá những thách thức ngày càng gia tăng và các rủi ro về hiệu suất đối với hệ thống điện do biến đổi khí hậu toàn cầu.

  • Đảm bảo rằng tất cả các nhóm dân cư thuộc các tầng lớp kinh tế xã hội và khu vực địa lý khác nhau đều có quyền tiếp cận điện năng một cách đáng tin cậy và với giá cả phải chăng, cũng như cơ hội việc làm và kinh doanh trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Sản phẩm tri thức


Tài liệu thảo luận

FE-V đã xác định hơn 30 vấn đề về chuyển dịch năng lượng chiến lược mà ngành điện Việt Nam đang phải đối mặt. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã xem xét và ghi lại kinh nghiệm của Australia trong việc quản lý các vấn đề này để chắt lọc các gợi ý chính sách cho Việt Nam.  

Tương lai Nguồn điện

Tương lai Nhiên liệu

Gợi ý Chính sách số 1 - 2023

Nhu cầu tương lai

Tương lai Lưới điện

Tương lai Thị trường

Báo cáo Gợi ý Chính sách

Dựa trên các nội dung trọng tâm được ghi lại trong Tài liệu thảo luận và Báo cáo Nghiên cứu hợp tác, Báo cáo Gợi ý Chính sách đưa ra các gợi ý cụ thể cho các bên liên quan của Việt Nam, hướng đến cải cách định hướng năng lượng quốc gia cho phù hợp với những thách thức và cơ hội đến từ quá trình chuyển dịch năng lượng. 


Báo cáo nghiên cứu hợp tác

Trong Giai đoạn 2 (2023 – 2024), FE-V tập trung vào nghiên cứu các chủ đề, vấn đề then chốt hỗ trợ quá trình triển khai thực tế của Quy hoạch phát triển điện lực 8 (QHĐ8) được phê duyệt gần đây. 06 thách thức chính và các giải pháp tiềm năng cho quá trình chuyển dịch năng lượng đã được xác định thông qua quá trình đánh giá chi tiết các mục tiêu của QHĐ8, cũng như hiện trạng của ngành điện. Các nội dung này được chia thành các chủ đề then chốt để từ đó, đội ngũ FE-V đã phát triển các Báo cáo Nghiên cứu Hợp tác (CRR). Bên cạnh 06 chủ đề chính, FE-V thực hiện hai báo cáo về các chủ đề lồng ghép gồm Khả năng chống chịu và Bình đẳng giới, Khuyết tật và Dung hợp Xã hội (GEDSI).

Nguồn điện

Nhiên liệu

Thị trường

Quy hoạch

Nhu cầu

Lưới điện

Bình đẳng giới, Khuyết tật và Dung hợp xã hội

Khả năng chống chịu

Hoạt động & dòng thời gian


FE-V Giai đoạn I

Tháng 11/2022 - Tháng 8/2023

Cuộc họp đầu tiên của FE-V

Tháng 11/2022

Cuộc họp nhóm kỹ thuật FE-V đầu tiên

Tháng 3/2023

Được tiến hành tại Hà Nội, cuộc họp nhóm kỹ thuật FE-V đầu tiên đã thảo luận về các ý tưởng ban đầu cho năm chủ đề năng lượng.

Đối thoại chính sách Chuyển dịch năng lượng

Đối thoại Chính sách cấp cao là không gian chung để các nhà hoạch định chính sách, cơ quan chính phủ cũng như các nhà nghiên cứu hàng đầu từ Australia và Việt Nam trao đổi kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi quốc gia trong tiến trình chuyển dịch năng lượng.

Hội nghị bàn tròn chuyên sâu về kỹ thuật

Các cuộc họp nhóm kỹ thuật đã được tiến hành tại Hà Nội để thảo luận về năm chủ đề năng lượng.

Cuộc họp nhóm kỹ thuật FE-V lần thứ ba
Khởi động giai đoạn II

05 tháng 6, 2023

06 tháng 6, 2023

Tháng 11/2023 - Tháng 8/2024

02 tháng 11, 2023

Nhóm FE-V và các cơ quan trọng yếu về chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam đã thảo luận về 06 chủ đề năng lượng, cũng như lộ trình tương lai cho FE-V Giai đoạn II.

Cuộc họp CRR lần đầu

Cuộc họp kỹ thuật đầu tiên giữa các trưởng nhóm chuyên đề và đối tác Việt Nam để thực hiện 06 Báo cáo nghiên cứu hợp tác (CRR) được đánh giá ngang hàng.

Chuyến Tham quan học tập về Chuyển dịch năng lượng

Chuyến tham quan học tập mở đường cho việc chia sẻ kinh nghiệm đồng cấp giữa Australia và Việt Nam về tính linh hoạt của hệ thống điện.

Hiện trạng Chuyển dịch Năng lượng tại Việt Nam (VSET)

Tháng 1/ 2024

Tháng 4 - Tháng 5/2024

Tháng 9/2024

Hội nghị chuyên đề kỹ thuật cấp cao về Chuyển dịch năng lượng. Hội nghị chuyên đề có thể trở thành sự kiện thường niên để thảo luận và đánh giá những tiến bộ đạt được trong quá trình triển khai các mục tiêu chuyển dịch năng lượng của Việt Nam, với sự đồng chủ trì kỹ thuật từ Chính phủ Australia. Hội nghị sẽ tạo cơ hội để chính phủ, khu vực tư nhân và giới nghiên cứu trình bày những phát hiện và hiểu biết chuyên sâu của họ từ các hoạt động chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam, đồng thời thảo luận về các chiến lược để đẩy nhanh triển khai năng lượng và thực hiện hiệu quả PDP8.

nhằm cung cấp các thông tin, bài học kinh nghiệm của Australia và các gợi ý cho Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (CEC), làm cơ sở để hỗ trợ xác định các giải pháp cải cách cấp cao trong định hướng phát triển năng lượng quốc gia theo hướng khử các-bon một cách đáng tin cậy, với giá cả phải chăng.

Báo cáo tóm tắt Đối thoại chính sách Chuyển dịch năng lượng

FE-V Giai đoạn II

nhằm thúc đẩy trao đổi kỹ thuật sâu rộng hơn giữa các cơ quan chính phủ và các tổ chức nghiên cứu chủ chốt, theo năm khía cạnh chuyên đề để vạch ra một lộ trình chuyển dịch năng lượng rõ ràng, đầy tham vọng và thiết thực, nhằm hỗ trợ các cơ quan chính phủ Việt Nam thực hiện Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia (PDP8) lần thứ 8.

Cuộc họp nhóm kỹ thuật FE-V lần thứ hai 

Cuộc họp CRR lần thứ hai

Tháng 5/2023

Tháng 4/2024

Cuộc họp nhóm kỹ thuật FE-V lần thứ hai là nơi thảo luận và cập nhật tiến độ nghiên cứu về các chủ đề năng lượng đã được thống nhất.

Cuộc thảo luận trực tiếp lần thứ hai để tiến hành đánh giá ngang hàng và cập nhật về 06 CRR.

Bản tin số

FE-V rà soát và tổng hợp nguồn tin báo chí về chủ đề năng lượng và chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam.
Liên hệ với chúng tôi để nhận báo cáo tóm tắt qua email. Xin lưu ý rằng bản tin sử dụng tiếng Anh.

Photos: VNA/VNS, thanhnien.vn, Pexels/Pixabay, moit.gov.vn


Liên hệ với chúng tôi.

Liên hệ FE-V:

Lương Thị Hồng Loan (Bà)

Thư điện tử: info@amperes.com.au