Australia và Việt Nam

là những nước láng giềng và đối tác, cùng đối mặt với những thách thức chung trong khu vực
và chia sẻ cùng khát vọng về một ngành điện bền vững, an toàn và công bằng, làm nền tảng cho sự thịnh vượng và tăng trưởng kinh tế.  

Ngành điện của hai quốc gia:

  • chia sẻ nhiều vấn đề có tính kế thừa về cách năng lượng được tạo ra và truyền tải;  

  • được thiên nhiên ưu đãi với tiềm năng năng lượng tái tạo (NLTT) cao và nằm trong số các quốc gia có tốc độ triển khai NLTT nhanh nhất trong khu vực; 

  • và đang thực hiện (hoặc gần đây đã thực hiện) các cải cách cơ cấu lớn đối với thị trường, cơ cấu quản trị và cơ sở hạ tầng làm nền tảng để tận dụng cơ hội do quá trình chuyển dịch năng lượng bền vững mang lại. 

Tương lai Ngành điện
Việt Nam
(FE-V)

Tương lai Ngành điện Việt Nam (FE-V) là một chương trình khoa học tới chính sách, bao gồm các cuộc đối thoại chính sách nhằm vận dụng kinh nghiệm của Australia trong quá trình chuyển dịch năng lượng để hỗ trợ Việt Nam xây dựng các can thiệp thiết thực và khả thi cho một hệ thống điện khử các-bon, đáng tin cậy và giá cả phải chăng

 

Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Australia và Việt Nam, FE-V là một sáng kiến của Đại sứ quán Australia tại Hà Nội, tập hợp các chuyên gia Australia và Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm và cùng phát triển các sản phẩm tri thức, về các chủ đề ưu tiên liên quan đến sáu khía cạnh chính của ngành điện (sản xuất, nhiên liệu, tiêu thụ, lưới điện, thị trường và quy hoạch) với sự hỗ trợ của Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (CEC). 

Đối tác chiến lược

FE-V được thực hiện bởi Đối tác Cơ sở hạ tầng Australia (P4I) và Công ty TNHH liên danh Tài nguyên môi trường và Hệ thống năng lượng Australia-Mekong (AMPERES), cùng với Đại học Quốc gia Australia (ANU), Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO), Ernst & Young và Quỹ Châu Á. 

Đối tác kỹ thuật

Hệ thống năng lượng Việt Nam là...

Xương sống cho quỹ đạo phát triển của quốc gia

Một thành phần thiết yếu cho phúc lợi xã hội và thịnh vượng

Đầu vào quan trọng cho nền kinh tế công nghiệp hóa nhanh chóng của Việt Nam

Hiện tại và tương lai, hệ thống điện cũng là động lực của...

những thay đổi về môi trường.

Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 (Res. 55) thiết lập một định hướng cho ngành điện được đóng khung bởi tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh năng lượngkhả năng chi trả điện

Việt Nam, trước mức độ dễ bị tổn thương cao đối với biến đổi khí hậu, đã nâng cao tầm quan trọng của ứng phó với khí hậu thông qua các cam kết của mình trên trường quốc tế.

Đáp ứng các cam kết khí hậu này và duy trì động lực trong việc triển khai NLTT sẽ đòi hỏi sự chuyển dịch trong cách ngành năng lượng Việt Nam đặt ra các ưu tiên và mang lại sự phát triển trong lĩnh vực năng lượng.   

Dựa trên Đánh giá Finkel của Australia, FE-V khám phá những cách thức thực tế trong đó tình thế tiến thoái lưỡng nan về năng lượng của Việt Nam có thể được mở rộng sang bộ ba tiến thoái lưỡng nan về an ninh, khả năng chi trả và tính bền vững.

Thiết lập một mục tiêu môi trường rõ ràng cho sự phát triển của ngành năng lượng sẽ cung cấp cơ sở chính thức để đưa các cam kết phát thải ròng bằng 0 của Chính phủ vào hệ sinh thái năng động của các công cụ chính sách, quy định và quy hoạch.

FE-V áp dụng cách tiếp cận hệ thống để khám phá tương lai khử các-bon cho tất cả các khía cạnh của hệ thống điện Việt Nam. 

  • Khám phá tiềm năng chuyển đổi cơ cấu phát điện ở Việt Nam phù hợp với cam kết phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam, và tìm cách khai thác các nguồn năng lượng các-bon thấp trong nước cho an ninh năng lượng quốc gia và tăng trưởng kinh tế.

  • Khám phá tiềm năng của hydro và khí tự nhiên trong việc hỗ trợ quá trình chuyển dịch năng lượng, như tính điều phối, củng cố Năng lượng tái tạo biến đổi (RE).

  • Khám phá các vấn đề hiện tại cũng như tương lai, liên quan đến với cơ sở hạ tầng truyền tải và phân phối (ví dụ: tắc nghẽn lưới điện, cắt giảm, vai trò của khu vực tư nhân, thay đổi địa lý của dòng điện) cũng như giới thiệu các ý tưởng và khả năng mới cho thiết kế mạng phân tán (như nhà máy điện ảo, lưới điện siêu nhỏ, hệ thống điện độc lập).

  • Khám phá tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính quốc gia của Việt Nam thông qua điện khí hóa phụ tải, hiệu quả năng lượng, triển khai các nguồn năng lượng phân tán (DER, ví dụ như năng lượng mặt trời trên mái nhà) và các can thiệp quản lý nhu cầu khác. Chủ đề cũng sẽ xem xét ý nghĩa của quá trình chuyển dịch năng lượng tái tạo đối với khả năng chi trả và tính bền vững của biểu giá điện.

  • Khám phá tiến trình và sự phát triển của cải cách thị trường điện Việt Nam hướng tới một thị trường bán lẻ cạnh tranh. Chủ đề bao gồm các cơ chế và lựa chọn để đẩy nhanh sự phát triển của thị trường điện cạnh tranh, các vấn đề về quy định, thiết lập giá biểu giá, khả năng chi trả điện, hợp đồng mua bán điện, thị trường cạnh tranh cho tài sản dịch vụ điện và mở rộng ra ngoài thị trường chỉ có năng lượng để bao gồm các thị trường cho các dịch vụ khác (ví dụ: dịch vụ phụ trợ hoặc công suất).

  • Rà soát nghiêm túc quy trình lập kế hoạch phát triển điện lực hiện tại ở Việt Nam, đồng thời xác định mức độ phù hợp với mục đích cho các vấn đề chuyển dịch năng lượng quan trọng ở Việt Nam. Sau đó, nhóm nghiên cứu sẽ xác định các cơ hội để cải cách quy trình điều chỉnh các yếu tố của quy trình quy hoạch hệ thống tích hợp (ISP) cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam - đặc biệt là các phương pháp tiếp cận quy hoạch không gian và kinh tế như Vùng năng lượng tái tạo (REZs).

Sản phẩm tri thức


Tài liệu thảo luận

FE-V đã xác định hơn 30 vấn đề về chuyển dịch năng lượng chiến lược mà ngành điện Việt Nam đang phải đối mặt. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã xem xét và ghi lại kinh nghiệm của Australia trong việc quản lý các vấn đề này để chắt lọc các gợi ý chính sách cho Việt Nam. 

Tương lai Nguồn điện

Tương lai Nhiên liệu

Nhu cầu tương lai

Tương lai Lưới điện

Tương lai Thị trường

Báo cáo Chính sách

Dựa trên các bài học được ghi lại trong Tài liệu thảo luận, Báo cáo Chính sách đưa ra các gợi ý cụ thể cho các bên liên quan của Việt Nam, hướng đến cải cách định hướng năng lượng quốc gia phù hợp với những thách thức và cơ hội do chuyển dịch năng lượng mang lại. 

Bản tin hằng tuần

Mỗi tuần, FE-V rà soát và tổng hợp các nguồn tin báo chí về chủ đề chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam.
Nếu bạn có quan tâm và mong muốn nhận bản tin tổng hợp hằng tuần từ FE-V, hãy chia sẻ email của bạn với chúng tôi ở cuối trang web.
Xin vui lòng lưu ý rằng ngôn ngữ của Bản tin là tiếng Anh.


Hoạt động & dòng thời gian


FE-V
Phase 1

Tháng Mười một 2022 - Tháng Tám 2023

Sự khởi đầu của FE-V

Tháng Mười một 2022

Cuộc họp khởi đầu giữa các đối tác chiến lược để thảo luận chi tiết, thống nhất kết quả và mốc thời gian.

Các cuộc họp của Nhóm Công tác Chuyển dịch Năng lượng

Tháng Ba - Tháng Năm 2023

Các cuộc họp nhóm kỹ thuật đã được tiến hành tại Hà Nội để thảo luận về năm chủ đề năng lượng.

Đối thoại chính sách Chuyển dịch năng lượng

Đối thoại Chính sách cấp cao là không gian chung để các nhà hoạch định chính sách, cơ quan chính phủ cũng như các nhà nghiên cứu hàng đầu từ Australia và Việt Nam trao đổi kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi quốc gia trong tiến trình chuyển dịch năng lượng.

Hội nghị bàn tròn chuyên sâu về kỹ thuật

Các cuộc họp nhóm kỹ thuật đã được tiến hành tại Hà Nội để thảo luận về năm chủ đề năng lượng.

Cuộc họp thứ ba
Nhóm Công tác về Chuyển dịch năng lượng
Khởi động giai đoạn 2

Tháng Sáu 5, 2023

Tháng Sáu 6, 2023

Tháng Mười một 2023 - Tháng Tám 2024

Tháng Mười một 2, 2023

Nhóm FE-V và các bên liên quan chủ chốt của Việt Nam về chuyển dịch năng lượng đã gặp nhau để thảo luận về sáu chủ đề năng lượng và lộ trình tương lai cho FE-V Giai đoạn 2.

Các cuộc họp kỹ thuật

Các cuộc họp kỹ thuật chuyên sâu giữa những thành viên chủ chốt của từng chủ đề và các đối tác Việt Nam, để thực hiện sáu Báo cáo hợp tác nghiên cứu đảm bảo chất lượng khoa học.

Chuyến Tham quan học tập về Chuyển dịch năng lượng

Chuyến tham quan học tập mở đường cho việc chia sẻ kinh nghiệm đồng cấp giữa Australia và Việt Nam về tính linh hoạt của hệ thống điện.

Hiện trạng Chuyển dịch Năng lượng tại Việt Nam (VSET)

Tháng Mười Một 2023 - Tháng Năm 2024

Tháng Tư - Tháng Năm 2024

Tháng Bảy - Tháng Chín 2024

Một hội nghị chuyên đề kỹ thuật cấp cao về Chuyển dịch năng lượng. Hội nghị chuyên đề có thể trở thành cơ hội thường niên để CEC đánh giá những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện PDP 8 và các cam kết chuyển dịch năng lượng của Việt Nam, với sự đồng chủ trì kỹ thuật từ Chính phủ Australia. Hội nghị sẽ tạo cơ hội cho chính phủ, khu vực tư nhân và giới nghiên cứu để trình bày những phát hiện và hiểu biết sâu sắc từ các kinh nghiệm chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam, đồng thời thảo luận về các chiến lược để đẩy nhanh việc thực hiện hiệu quả chuyển dịch năng lượng cũng như PDP 8.

nhằm thiết lập quan hệ đối tác với Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (CEC) và tìm cách hỗ trợ cải cách cấp cao trong định hướng phát triển năng lượng quốc gia theo hướng khử các-bon một cách đáng tin cậy, với giá cả phải chăng.

Báo cáo tóm tắt Đối thoại chính sách Chuyển dịch năng lượng

FE-V
Phase 2

nhằm mục đích mở rộng và làm sâu sắc hơn trao đổi kỹ thuật giữa các cơ quan chính phủ và các tổ chức nghiên cứu chủ chốt, theo năm khía cạnh chuyên đề để giúp vạch ra một lộ trình chuyển dịch năng lượng rõ ràng, đầy tham vọng và thiết thực, nhằm hỗ trợ các cơ quan chính phủ Việt Nam thực hiện Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia (PDP8) lần thứ 8.

Tuần họp tháng Một của FE-V cùng các đối tác ngành điện tại Hà Nội.

Liên hệ với chúng tôi.

Liên hệ FE-V:

Lương Thị Hồng Loan (Bà)

Thư điện tử: info@amperes.com.au